top of page
Tìm kiếm
  • minhtri04042022

THỜI TIẾT Ở VIỆT NAM RA SAO? TÌM HIỂU VỀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG KHÍ HẬU 4 MÙA

Thời tiết ở Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực miền bắc và bắc miền trung chia thành 04 mùa Xuân Hạ Thu Đông rõ rệt; khu vực phía nam và nam miền trung chia hai mùa mưa - nắng. Vậy, thời tiết Việt Nam có những đặc điểm nào? Cùng Du lịch 3 miền tìm hiểu ở bài viết dưới đây



Khí hậu Việt Nam

Lãnh Thổ Việt Nam nằm trọn trong khu vực nhiệt đới, tuy nhiên lãnh thổ Việt Nam có dạng chữ S trải dài từ 23o23' Bắc đến 8o27' Bắc (khá gần xích đạo). Do đó khí hậu của Việt Nam cũng có sự phân chia rõ rệt thành 03 kiểu khí hậu chính là:

- Cận nhiệt đới ẩm

- Nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt đới xavan

Chính bởi sự phân tách và giao thoa của 02 loại hình khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm mà khí hậu ở Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Điều này cũng kéo theo sự đa dạng của thảm động - thực vật và sinh vật biển tại nơi đây.

Phân tích các yếu tố thời tiết ở Việt Nam

Cụ thể các yếu tố đo lường thủy văn và phân tích về thời tiết Việt Nam như sau:

Nhiệt độ

Nền nhiệt trung bình năm từ Bắc vào Nam là khoảng 21 - 27oC, theo đó nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam (do vị trí địa lý khu vực phía Nam gần với xích đạo hơn). Tuy nhiên, do hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của trái đất mà nền nhiệt trung bình năm tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới đều tăng qua mỗi năm. Đặc biệt là hiện tượng băng tan tại Bắc Cực khiến mực nước biển không ngừng dâng cao.

Lượng mưa

Một yếu tố khác của thời tiết ở Việt Nam là lượng mưa, lượng mưa trung bình năm đo được tại các đài khí tượng thủy văn là từ 1.500 - 2.000mm/năm. Tuy nhiên do sự phân hóa thời tiết và địa hình ven biển Đông đặc trưng mà Việt Nam thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ, mưa lớn, mưa đá, nắng nóng đỉnh điểm, lốc xoáy,... Trung bình mỗi năm toàn lãnh thổ Việt Nam đón khoảng 11 - 13 cơn bão lớn nhỏ/năm.

Độ ẩm

Yếu tố độ ẩm trong thời tiết ở Việt Nam có chỉ số ở mức xấp xỉ 80%. Tuy nhiên đối với khu vực miền Bắc nhiệt đới gió mùa thì độ ẩm trong không khí sẽ thay đổi theo mùa. Cụ thể như sau:

- Mùa xuân: độ ẩm cao 94%

- Mùa hạ và mùa thu: độ ẩm trung bình 80%

- Mùa đông: độ ẩm thấp khoảng 50%

Thời tiết ở Việt Nam theo tháng

Tháng

Nhiệt độ trung bình (oC)

Lượng mưa trung bình (mm)

1

21,33

29,89

2

21,73

18,73

3

23,94

33,14

4

26,01

81,68

5

27,38

182,04

6

27,75

226,58

7

27,63

269,06

8

27,28

305,81

9

26,74

298,90

10

25,28

299,88

11

27,42

143,50

12

22,03

66,14

(Nguồn số liệu: Viện khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng 2 năm 2019)

Thời tiết ở Việt Nam theo vùng, miền

Thời tiết ở Việt Nam - Miền Bắc

Khu vực miền Bắc có kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng, có sự thay đổi nhiệt độ - độ ẩm - lượng mưa rõ rệt theo mùa. Tuy nhiên, kiểu thời tiết này thường không ổn định có sự thay về thời gian bắt đầu - kết thúc giữa các mùa trong năm.

Thời tiết ở Việt Nam - Miền Trung

Miền Trung sở hữu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng. Khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng (gió lào và hiện tượng phơn) và gió mùa đông bắc (từ biển đông thổi vào) nên thường chia làm hai mùa lạnh và mùa khô rõ ràng.

Thời tiết ở Việt Nam - Miền Nam

Mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa khô (tháng 4 - tháng 5) và Mùa mưa (tháng 10 - tháng 11). Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này thường cao nhất cả nước, biên độ nhiệt thấp và gần như ổn định quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28oC, nhiệt độ cao nhất trong năm là 35oC.

Tìm hiểu thông tin thời tiết ở các điểm du lịch nổi tiếng sau: Thời tiết Huế, thời tiết Đà Lạt, thời tiết Sapa, thời tiết Nha Trang

Như vậy có thể thấy, thời tiết ở Việt Nam có sự phân hóa đa dạng theo từng vùng trải dài theo các vĩ độ từ Bắc vào Nam. Cùng với đặc điểm đó, thời tiết Việt Nam cũng là điều kiện giúp phát triển du lịch và khám phá khác của đất nước. Đặc biệt, khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới rất thích hợp để phát triển du lịch biển đảo.


19 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page